• Tin cộng đồng

 

Tàu ngầm Kilo của Hải quân Nhân dân Việt Nam được trang bị loại vũ khí rất mạnh có khả năng vô hiệu hóa hoặc đánh chìm tàu sân bay.
Nhằm tăng cường khả năng bảo vệ biển đảo tổ quốc trong tình hình mới, năm 2009, Việt Nam đã ký hợp đồng với Nga mua 6 tàu ngầm tấn công chạy động cơ điện – diesel lớp Kilo project 636.1. Dự kiến, trong năm 2013, Việt Nam sẽ nhận chuyển giao chiếc tàu ngầm Kilo 636.1 đầu tiên.

Tàu ngầm lớp Kilo
Kilo project 636.1 có lượng giãn nước đầy tải (dưới mặt biển) khoảng 3.000-3.950 tấn, dài 74m, rộng 9,9m. Tàu được trang bị động cơ diesel 6.800 mã lực và 2 động cơ điện công suất 1.000 kW cho phép tàu đạt tốc độ tối đa 12 hải lý/h (trên mặt nước) và 25 hải lý/h (dưới mặt nước), tầm hoạt động gần 12.000km, lặn sâu 300m.
Tàu ngầm Kilo được đánh giá là một trong những tàu ngầm “chạy êm” nhất thế giới với độ ồn tương đối thấp để “trốn tránh” các hệ thống định vị thủy âm chống ngầm của đối phương.
"Sát thủ tàu sân bay" làm nên sức mạnh
Tàu có khả năng tấn công tiêu diệt tàu ngầm, tàu chiến mặt nước và thậm chí có thể vô hiệu hóa hoặc đánh chìm tàu sân bay đối phương. Điều làm nên sức mạnh của tàu ngầm Kilo nằm ở một trong những loại vũ khí tối tân trên tàu, hệ thống tên lửa hành trình Klub-S.
Klub là tên hệ thống tên lửa tấn công đa năng do Cục thiết kế Novator (Nga) nghiên cứu phát triển sử dụng cho nhiệm vụ tấn công tiêu diệt tàu chiến mặt nước (kể cả tàu sân bay), tàu ngầm và mục tiêu mặt đất. Trong đó, Klub-S là biến thể của hệ thống được thiết kế để lắp đặt trên tàu ngầm tấn công.


Hệ thống Klub-S
Hệ thống Klub-S có thể sử dụng 5 loại đạn tên lửa tấn công nhiều mục tiêu trên bộ, trên biển gồm:
- Tên lửa hành trình chống tàu 3M-54E dùng để tiêu diệt các loại tàu chiến mặt nước (tàu tuần tiễu, tàu khu trục, tàu đổ bộ, tàu hậu cần) hoạt động riêng lẻ cũng như hoạt động theo đội hình tàu trong các điều kiện bị chế áp điện tử.
Đạn 3M-54E dài 8,22m, đường kính thân 0,53m, trọng lượng phóng 2,3 tấn, lắp đầu đạn xuyên giáp nổ phân mảnh nặng 200kg. Tên lửa lắp động cơ khởi tốc nhiên liệu rắn và động cơ tuốc bin phản lực cho hành trình bay tăng tốc – tiếp cận mục tiêu cho phép đạt vận tốc gấp gần 3 lần vận tốc âm thanh (Mach 2,9), tầm bắn 200km.

Đạn 3M-54E
Đạn 3M-54E lắp đầu tự dẫn radar chủ động ARGS-54 có tầm phát hiện mục tiêu gần 60km. Tức là khi cách mục tiêu tầm 60km, đạn tên lửa sẽ tự động phát hiện, bám bắt và khóa mục tiêu mà không cần sự can thiệp từ tàu phóng.
Với vận tốc vượt âm thanh, đạn 3M-54E được xem là một trong những sát thủ chống tàu chiến nguy hiểm nhất thế giới. Không những thế, quả đạn có quỹ đạo bay cực kỳ phức tạp, trong hành trình tiếp cận mục tiêu, cách 15km, quả đạn chỉ bay cách mặt nước 30m gây khó khăn cho biện pháp đánh chặn của tàu đối phương.
- Tên lửa hành trình chống tàu 3M-54E1 dài 6,2m, đường kính thân 0,53m, trọng lượng phóng 1,78 tấn. Tên lửa đạt tầm bắn xa hơn 3M-54E lên tới 300km và mang đầu đạn nặng gấp đôi, 400kg.
Tuy 3M-54E1 chỉ đạt tốc độ cân âm ở hành trình bay tiếp cận mục tiêu (Mach 0,8) nhưng nó lại được lắp đầu đạn cỡ lớn, mà theo tính toán trên lý thuyết thì có khả năng vô hiệu hóa (làm bị thương) hoặc đánh chìm tàu sân bay đối phương.

Tên lửa tấn công đối hạm 3M-54E1 "Sát thủ tàu sân bay"
- Tên lửa hành trình đối đất 3M-14E dài 6,2m, lắp đầu đạn nặng 400kg, tầm bắn 275km.
- Tên lửa chống tàu ngầm 91RE1 có tầm bắn 50km.
- Tên lửa chống tàu ngầm 91RE2 có tầm bắn 40km.
Các đạn tên lửa của hệ thống Klub-S được bắn từ máy phóng ngư lôi cỡ 533mm trên tàu ngầm tấn công Kilo.
Dù hệ thống Klub-S trên tàu ngầm có thể sử dụng 5 loại tên lửa trên, tuy nhiên tàu ngầm Kilo của Việt nam có được trang bị toàn bộ các loại này không còn phụ thuộc vào điều khoản hợp đồng giữa hai nước.
Nhưng có thể chắc chắn một điều rằng, Klub-S trên tàu ngầm Việt Nam sẽ trang bị đạn tên lửa hành trình chống tàu 3M54E/E1. Đây là một loại vũ khí cần thiết để bảo vệ vững chắc biển đảo tổ quốc trong bối cảnh tình hình quốc tế đang có diễn biến hết sức phức tạp.
Trang bị ngư lôi có “1-0-2” nhanh nhất thế giới
Ngoài "sát thủ diệt tàu sân bay" Klub, tàu ngầm tấn công Kilo Project 636 của Việt Nam có thể bắn được ngư lôi nhanh nhất thế giới VA-111 Shkval.


Ngư lôi VA-111 Shkval
Ngư lôi VA-111 Shkval là sản phẩm của viện thiết kế hợp nhất này. Theo các nguồn tin, loại ngư lôi này được đưa vào sử dụng từ năm 1977, triển khai hoạt động rộng trong hạm đội tàu ngầm Nga từ những năm 1990.
Với yêu cầu thiết kế một loại ngư lôi tốc độ cao, các nhà khoa học đã ứng dụng một công nghệ hoàn toàn mới là công nghệ tạo ra “siêu bọt khí” bao bọc xung quang ngư lôi. Thiết kế này gần như làm triệt tiêu toàn bộ ma sát của nước tác động lên ngư lôi giúp nó đạt tốc độ nhanh hơn.
Tức là, ngư lôi VA-111 di chuyển dưới nước trong một khoang bong bóng khí nên được gọi là “ngư lôi siêu khoang”. Phần siêu khoang được tạo ra từ một chiếc mũi hình nón đặc biệt.
Với điều đó, ngư lôi siêu khoang VA-111 có thể đạt tốc độ dưới nước vượt quá 370km/h,một tốc 
VA-111 được bắn ra từ máy phóng ngư lôi tiêu chuẩn 533mm với tốc độ 93km/h. Sau đó động cơ tên lửa nhiên liệu lỏng sẽ được kích hoạt đẩy tốc độ của ngư lôi lên quá 370km/h. Một số nguồn tin gần đây cho biết, tốc độ của ngư lôi có thể lên đến 560km/h nhờ ứng dụng động cơ tên lửa mới.
Tầm bắn với biến thể đầu tiên chỉ khoảng 7km, các biến thể nâng cấp về sau có tầm bắn từ 11-15km. Do thiết kế ứng dụng công nghệ tạo ra siêu khoang nên ngư lôi có độ sâu hoạt động chỉ khoảng 100m đổ lại. VA-111 có chiều dài 8,2m, đường kính 533mm, trọng lượng 2.700kg.
VA-111 lắp đầu đạn nặng 700kg cho phép tiêu diệt tàu ngầm, tàu chiến đấu mặt nước cỡ lớn chỉ bằng một phát bắn. Thậm chí nó có thể gây hư hại lớn, làm mất khả năng chiến đấu tàu sân bay.
Thiết kế ban đầu của VA-111 chỉ có khả năng dẫn hướng quán tính. Ngư lôi này cung cấp một giải pháp tấn công bất ngờ khiến đối phương không kịp trở tay do tốc độ của ngư lôi quá nhanh. Và loại ngư lôi này cũng được sử dụng để chống ngư lôi dẫn hướng âm thanh thụ động bằng dây dẫncủa đối phương.
Biến thể nâng cấp về sau được trang bị hệ thống dẫn hướng điện tử. Bốn vây dẫn hướng đã được trang bị cho ngư lôi để hiệu chỉnh đường đi. Phần mũi tạo ra siêu khoang cũng được cải tiến để giúp việc hướng luồng siêu khoang theo các bánh lái phía sau được dễ dàng hơn.

Theo một số nguồn tin, Nga đã xuất khẩu cho Trung Quốc 40 quả ngư lôi siêu khoang VA-111 Shkval-E vào những năm 1998. Tuy nhiên, biến thể xuất khẩu cho Trung Quốc không có khả năng dẫn hướng và tầm bắn rất ngắn.

Theo một số nguồn tin không chính thức, tàu ngầm Kilo 636MV đang đóng cho Việt Nam có khả năng sử dụng loại ngư lôi siêu hạng này.


Các tin khác:

Hỗ trợ khách hàng

Phòng kinh doanh

  • Quang Khải

  • Kim Thoa

  • Quang Khải

  • Kim Thoa

Phòng kỹ thuật

  • Thuý Kiều

  • Thuý Kiều

  • Nhận bản tin
  • Hãy nhập Email của bạn và nhấn nút "Đăng ký", bạn sẽ nhận được các thông tin mới nhất của THẾ GIỚI TIN HỌC qua email.
  • Đăng ký
Những ô có dấu sao ( *) là bắt buộc phải nhập.
*Tên truy cập :
*Mật khẩu :